Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

TQM -Quản lý chất lượng Toàn diện


Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi mua hoặc sử dụng các sản phẩm do các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, các sản phẩm “Made in Japan” luôn được xem là biểu tượng của chất lượng.Để đạt được các thành tựu vĩ đại như vậy các doanh nghiệp Nhật Bản luôn đặt chất lượng, hướng đến sự thỏa mãn khách hàng vào vị trí hàng đầu và kiên trì thực hiện chiến lược về chất lượng thông qua hệ thống quản lý TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện).
1. TQM

TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội. 

2. Lợi ích của việc áp dụng TQM

  • Hình ảnh của công ty tốt đẹp hơn.

  • Gia tăng thị phần công ty.

  • Khách hàng được thỏa mãn.

  • Lực lượng lao động cam kết thực hiện.

  • Giảm chi phí.

  • Cải tiến dịch vu.

  • Củng cố, duy trì hiệu qủa hệ thống quản lý.

 3. Những nguyên tắc cơ bản của TQM

  • Chất lượng là sự thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng.

  • Mọi người trong doanh nhiệp phải thỏa mãn khách hàng nội bộ của mình

  • Cải tiến liên tục bằng cách áp dụng vòng tròn PDCA

  • Sử dụng phân tích thống kê để xác định tổn thất chất lượng dựa trên những sự kiện.

  • Chuyển đổi từ quản trị mục tiêu (MBO) sang quản trị theo quá trình (MBP) 
  •  

 Loại
Mô hình quản lý theo mục tiêu (MBO)
Mô hình quản lý theo quá trình (MBP)
Mục tiêu kinh doanh
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận do khách hàng trung thành và thường xuyên mang lại
Lợi thế hướng tới
Doanh thu, chi phí
Thị phần, thời gian, lòng tin của khách hàng
Cơ cấu tổ chức
Dọc, dày, nhiều tầng nấc
Chéo, mỏng, phi tầng nấc
Lãnh đạo ra quyết định
Tập quyền, tập trung
Uỷ quyền, phi tập trung
Tài nguyên – vốn
Tiền, nguyên liệu, thiết bị
Thông tin, tri thức
Lực lượng lao động
Chuyên môn hoá cao
Đa năng
Hình thức làm việc
Cá nhân
Theo nhóm
Kỳ vọng của nhân viên
An toàn, bảo vệ chính mình
Hợp tác, sáng tạo, thỏa mãn khách hàng nội bộ

4. Những khía cạnh cơ bản của TQM

  • Phân tích quá trình kinh doanh

  • Phân tích cạnh tranh, nhận diện có tính chiến lược – Benchmarking

  •  Chi phí chất lượng

  • Hệ thống quản lý chất lượng

  • Quá trình giải quyết vấn đề

  • Những công cụ quản lý

  • Huy động nguồn nhân lực

  • Phương pháp uỷ quyền

5. Yêu cầu cơ bản của TQM 

Yêu cầu cơ bản
Biện pháp thực hiện

1.    Biết rõ khách hàng của bạn
2. Biết rõ cách thức thoả mãn yêu cầu khách hàng và đo lường được

+ Họ là ai ?
+ Nhu cầu hiện tại là gì?
+ Nhu cầu tương lai là gì?
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu đang thay đổi 
+ Khảo sát, thăm dò khách hàng
+ Phân tích các quá trình
+ Phân tích chi phí chất lượng
+ Triển khai các chức năng chất lượng 

2.    Biết rõ đối thủ cạnh tranh, tự đánh giá mình

+ Khảo sát khách hàng
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh
+ Đánh  giá tổng hợp

 3.    Biết rõ chi phí không chất lượng

+ Phân tích chi phí chất lượng
+ Phân tích các quá trình

4.    Nhân viên hiểu và tự nguyện tham gia vào các mục tiêu chung của doanh nghiệp

 + Phân tích trách nhiệm và quyền hạn
+ Giáo dục và đào tạo

5.    Lãnh đạo quyết tâm cải tiến liên tục QMS trong doanh nghiệp

+ Phân tích chi phí chất lượng
+ Phân tích việc ủy quyền
+ Giáo dục và đào tạo
+ Thông tin

6.    Xác định công việc của mỗi đơn vị để thỏa mãn yêu cầu khách hàng trong / ngoài.

+ Phân tích trách nhiệm, quyền hạn
+ Xây dựng các thủ tục quy trình của QMS

7.    Giúp nhân viên đạt được quyết tâm qua việc tác động đến chương trình cải tiến liên tục

+ Giáo dục và Đào tạo, nhận thức về chất lượng, về QMS
+ Thông tin
+ Nhóm chất lượng
+ Nhận thức về chất lượng
+ Loại bỏ nguyên nhân sai sót
+ Giải quyết vấn đề
+ Kiểm soát chất lượng bằng thống kê

8.    Thay dần các biện pháp kiểm tra khắc phục bằng các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa.

+ Phân tích chi phí chất lượng
+ Phân tích các công việc
+ Giáo dục và đào tạo
+ Thông tin

9.    Lập kế hoạch tỷ mỉ trước khi thực hiện

+ Nhóm cải tiến chất lượng.

 6. Đặc điểm cơ bản của TQM

  • Chất lượng là số một

  • Con người yếu tố quan trọng trong quản lý

  • Hệ thống là yếu tố số 1 trong tồ chức

  • Định hướng vào khách hàng

  • Cơ cầu tổ chức mỏng, chéo chức năng

  • Đảm bảo thông tin và áp dụng SPC

7. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng TQM 

  • Sự cam kết của lãnh đạo và toàn thể công nhân viên

  • Thay đổi nhận thức khi áp dụng TQM

  • Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý một cách hiệu qủa theo yêu cầu ISO 9000

  • Sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát quá trình

  • Cần áp dụng phương pháp chi phí ẩn SCP – Shadow Costs of Production

  • Áp dụng chu trình PDCA để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng

 8. Các bước chính khi thực hiện TQM

1.      Xây dựng chính sách chất lượng
2.      Xác định mục tiêu của TQM
3.      Đào tạo nhận thức về TQM
4.      Phân công trách nhiệm triển khai
5.      Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
6.      Ap dụng các công cụ thống kê để kiểm soát quá trình
7.      Thiết lập các chương trình cải tiến
8.      Thực hiện các chương trình cải tiến
9.      Kiểm soát chương trình cải tiến
10.   Đánh giá hiệu qủa của hệ thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

08 quy tắc vàng của hệ thống chất lượng

English Vietnamese The Eight Principles of Quality Management Preface: Quality management is becoming increasing...