Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

MỤC TIÊU LÀ NỀN TẢNG CỦA HOẠCH ĐỊNH

Mỗi chức năng của quản trị đều hướng về mục tiêu, nhưng chức năng hoạch định giữ vai trò chủ đạo, do đó mục tiêu là nền tảng của hoạch định

Khái niệm mục tiêu:

Phân lọai:

Căn cứ vào thời gian: Mục tiêu dài hạn ( > 01 năm), ngắn hạn ( < 01 năm)
Căn cứ vào tính chất của mục tiêu, gồm 03 loại sau:
* Mục tiêu tăng trưởng (phát triển): Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng khả năng sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao mức sống cho toàn xã hội.Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng, về chất sản xuất & đời sống của một nền kinh tế – xã hội lên một tầm cao hơn trước.
* Mục tiêu ổn định: ví dụ dân số phát triển của ngành gia tăng 20%, và doanh nghiệp cũng muốn phát triển gia tăng 20% như vậy
* Mục tiêu suy giảm: Phản ảnh một sự phát triển có ý định chậm hơn phát triển của ngành
Căn cứ vào sự lượng hóa: Mục tiêu định lượng và mục tiêu định tính (không đo lường được hoặc rất khó đo lường)
Căn cứ theo cấp độ quản lý: Mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu của các bộ phận chức năng, các thành viên trong doanh nghiệp.
Căn cứ theo bản chất: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị, mục tiêu xã hội…

Yêu cầu của mục tiêu:

+ Đảm bảo tính thống nhất, liên tục và kế thừa
+ Đảm bảo tính tiên tiến, hiện thực.
+ Phải rõ ràng bằng các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu
+ Có kết quả cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng là chính
+ Xác định rõ thời gian thực hiện

Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu (bảng 4.3):

Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu

Vai trò của mục tiêu:

Vì quản trị vừa là cơ cấu có tính cách tĩnh vừa là qúa trình có tính cách động nên vai trò của mục tiêu quản trị cũng thể hiện hai mặt tĩnh và động.
Mặt tĩnh, khi xác định mục tiêu cho tổ chức thì mục tiêu phải giữ vai trò nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị.
Mặt động, mục tiêu không phải là cố định mà linh họat phát triển với những kết qủa mong đợi ngày càng cao trên cơ sở các nguồn lực của tổ chức, do đó mục tiêu giữ vai trò quyết định toàn bộ diễn tiến của tiến trình quản trị

Quản trị bằng mục tiêu (MBO – Management by Objectives):

Khái niệm MBO:
Quản trị bằng mục tiêu là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên, bộ phận tự mình xác định mục tiêu, tự mình quản lý và thực hiện các mục tiêu mà họ đề ra.
Trình tự tiến hành MBO :
Trình tự tiến hành của MBO


Tác dụng của MBO:
MBO là cơ sở cho việc hoạch định mục tiêu chung của tổ chức, qua đó làm cho mục tiêu tổ chức và mục tiêu các thành viên đạt được sự thống nhất.
MBO sẽ kích thích tinh thần, nâng cao trách nhiệm các thành viên, bộ phận
MBO tạo cơ hội các thành viên phát triển năng lực của mình
MBO tạo điều kiện cho các nhà quản trị thấy rõ hơn các khiếm khuyết trong công tác tổ chức của mình.
Ưu MBO:
+ Cung cấp cho nhà quản trị các dữ kiện, mục tiêu để thực hiện họach định
+ Buộc nhà quản trị phải lựa chọn mục tiêu ưu tiên thực hiện trong những thời gian nhất định
+ Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn đối với các bộ phận
+ Lôi kéo mọi thành viên tổ chức tham gia xây dựng mục tiêu
+ Gíup cho việc kiểm tra thực hiện thuận lợi
+ Tạo cơ hội thăng tiến, phát huy năng lực cho mọi thành viên
+ Giúp nhà quản trị và các thành viên hiểu nhau hơn
+ Nâng cao chất lượng công tác quản trị và họat động của tồ chức
Nhược MBO:
+ Thời gian xây dựng các mục tiêu thường kéo dài do hội họp, bàn bạc…
+ Trong một số trường hợp, các mục tiêu cá nhân thiếu sự hướng dẫn, giải thích cụ thể của quản trị cấp trên
+ Mọi người thường tập trung các vấn đề trước mắt, ngắn hạn và tại chỗ. Những kế họach mang tính dài hạn lâu dài và chiến lược thì thướng ít quan tâm đúng mức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

08 quy tắc vàng của hệ thống chất lượng

English Vietnamese The Eight Principles of Quality Management Preface: Quality management is becoming increasing...