Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Chỉ số đo mức độ hiệu quả của TPM (OEE và TEEP)

Các chỉ số đo hiệu quả hoạt động của máy móc: 

1. Mức hữu dụng (Availability) - lượng thời gian một thiết bị có thể hoạt động tối đa sau khi đã trừ đi thời gian dừng máy bắt buộc;
Công thức:  

Mức hữu dụng = (tổng số thời gian sản xuất có thể - thời gian chết) × 100) / (tổng số thời gian sản xuất có thể)

2. Hiệu suất thực hiện (Performance efficiency) - sản lượng thực tế của máy khi hoạt động so với năng suất thiết kế tối đa hay sản lượng tối đa trong điều kiện hoạt động liên tục.
Công thức:  Hiệu suất (%) = (số sản phẩm sản xuất được × 100) / (số sản phẩm có thể sản xuất)
 
3. Chất lượng của sản phẩm (Quality): là tỷ lệ sản phẩm chấp nhận được trên tổng số sản phẩm được sản xuất (bao gồm cả sản phẩm hỏng) 
Công thức:
   Chất lượng (%) = ((số sản phẩm sản xuất - số khuyết tật) × 100) / (số sản phẩm sản xuất) 


4. Chỉ số đo lường hiệu quả của TPM hay sử dụng là OEE (Mức hữu dụng thiết bị toàn phần = Overall Equipment Effectiveness) dựa trên cả ba tiêu chí nêu trên: mức hữu dụng, hiệu suất thực hiện và chất lượng. Công thức:
           OEE = Mức hữu dụng  x  Hiệu suất  x  Chất lượng
Ví dụ: nếu mức hữu dụng là 100%, hiệu suất thực hiện là 75%, và chất lượng là 75% thì: OEE = 100% * 75%* 75% = 56%.
Như vậy, ngay cả khi máy móc hoạt động với 100% thời gian nhưng nếu hiệu suất và chất lượng của sản phẩm không tốt thì OEE cũng không tốt.
5. Ngoài ra, để đo lường hiệu quả của TPM, người ta còn sử dụng một chỉ số khác là TEEP (Tổng mức hữu dụng thiết bị =
Total Effective Equipment Performance). 

TEEP đo mức độ hữu dụng của thiết bị trong cả năm gồm 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm.
Công thức:

TEEP = Mức hữu dụng cả năm  x  OEE
Mức hữu dụng cả năm là tỉ lệ thời gian thiết bị thực sự vận hành trên 24 giờ và 365 ngày. 

Ví dụ: trong năm thiết bị chạy 300 ngày, một ngày 20 tiếng thì
  Mức hữu dụng cả năm = (20 x 300) / (24 x 356) = 68,5%
                                                                                                                                       
Khi phân tích các mất mát có thể xảy ra với OEE, TEEP, nhiều công ty sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng còn rất nhiều khả năng để tăng sản lượng trên từng thiết bị cụ thể. Một công ty thường có OEE khoảng 50%. Điều đó có nghĩa là thiết bị chỉ được sử dụng ở ½ năng suất thiết kế. Nếu áp dụng TPM thành công thì ngay cả những thiết bị cũ kỹ và hay hỏng hóc cũng có thể cho một chỉ số OEE đáng ngạc nhiên. Đo lường giá trị OEE rất có ích trong việc xác định các nguồn gây ách tắc (mức hữu dụng, hiệu suất hay chất lượng), ra các quyết định đầu tư thiết bị và giám sát tính hiệu quả của các chương trình tăng năng suất thiết bị. Nhiệm vụ của TPM là thông qua các nhóm hành động, tiến hành các cải tiến để giảm thiểu các mất mát, do đó nâng cao mức hữu dụng thiết bị toàn phần.

2 nhận xét:

  1. Tương đối dễ hiểu!

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết khá hay, chúng tôi cũng có 1 bài tương tự về khái niệm oee là gì? các bạn có thể tham khảo tại daco.vn

    Trả lờiXóa

Bài đăng nổi bật

08 quy tắc vàng của hệ thống chất lượng

English Vietnamese The Eight Principles of Quality Management Preface: Quality management is becoming increasing...