Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Benefit of recircle - Lợi ích của sự tái chế

Benefit of recircle

  • Every ton of paper that is recycled saves 17 trees 
  • The energy we save when we recycle one glass bottle is enough to light a light bulb for four hours 
  • Each person throws away approximately four pounds of garbage every day. 
  • One bus carries as many people as 40 cars! 

"Với IQ Người Ta Tuyển Chọn Bạn, Nhưng Với EQ, Người Ta Đề Bạt Bạn"

IQ là một sinh viên giỏi và thông minh. Cậu luôn có điểm số cao ở hầu hết các môn học và là người đứng đầu trong các kỳ thi. Tuy vậy tính của IQ tự cao, khó gần. Khi ra trường IQ được nhiều công ty mời chào nhưng kết quả của các cuộc phỏng vấn lại không khả quan. Đã bảy năm kể từ khi ra trường, IQ vẫn chưa làm được những gì cậu mong muốn.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Sự khác nhau giữa KRAs và KPI

KRAs là gì?
KRA là viết tắt của từ Key Result Area, khu vực kết quả chủ yếu - Mỗi vai trò quan trọng trong một công ty thường có một số Kras, dùng để xác định các lĩnh vực quan trọng mà nhân viên này cần tạo ra kết quả (ví dụ, Tuyển dụng có thể là một trong các lĩnh vực kết quả chính trong quản lý nhân sự).

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

FIFO và LIFO?

1. FIFO Phương pháp chi phí hàng tồn kho 

Định nghĩa:

FIFO, viết tắt của "first-in-first-out" là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các mục hàng hoá nhập trước được xuất trước. Như vậy, hàng tồn kho vào cuối năm bao gồm hàng hoá được nhập gần đây nhất. FIFO là một trong những phương pháp được sử dụng để xác định chi phí hàng bán cho một doanh nghiệp.

Ví dụ:

Dưới đây là chi phí hàng tồn kho được tính bằng cách sử dụng phương pháp FIFO:

Giả sử một sản phẩm được thực hiện trong ba lô trong năm. Các chi phí và số lượng của mỗi lô là:

Đợt 1: Số lượng 2.000 sp, Chi phí để sản xuất $ 8000
Đợt 2: Số lượng 1500 sp, Chi phí để sản xuất $ 7000
Đợt 3: Số lượng 1700 sp, chi phí để sản xuất $ 7700

Trong năm, bạn chỉ bán được 4000 trong số 5200 đơn vị trong năm, sau đó tính toán các chi phí cho mỗi đơn vị sp cho mỗi lô:

Đợt 1: 8000/2000 = 4
Đợt 2: 7000/1500 = 4,667
Đợt 3: 7700/1700 = 4,529
Vì vậy, đối với 4000 đơn vị sp đã bán, sử dụng FIFO, ta có:

2000 đơn vị đầu tiên được bán từ đợt đầu tiên với giá thành là $ 4 cho mỗi đơn vị sp.

1500 đơn vị tiếp theo được bán ra từ lô thứ hai có giá thành là $ 4,667 cho mỗi đơn vị.
Và 500 đơn vị cuối cùng được bán từ lô thứ ba có giá thành là $ 4,529.
Tổng giá vốn hàng bán là: $ 17.265
Tính giá trị hàng tồn kho của 1200 đơn vị sp còn lại từ lô thứ ba theo FIFO sẽ là: $ 4,529 * 1200 = $ 5.433,6. Các đơn vị sp này sẽ bắt đầu bán vào năm sau.


2. Phương pháp chi phí hàng tồn kho LIFO (Last-In-First-Out)

Định nghĩa:

LIFO, viết tắt của "last-in-first-out" là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các đơn vị sp cuối cùng nhập kho là đơn vị sp đầu tiên được bán ra trong niên độ kế toán . Như vậy, hàng tồn kho vào cuối năm bao gồm các sp hàng hóa được nhập kho vào đầu năm, chứ không phải ở cuối năm. LIFO cũng là một trong những phương pháp được sử dụng để xác định chi phí hàng bán cho một doanh nghiệp.

Ví dụ:

Đây là chi phí hàng tồn kho được tính bằng cách sử dụng phương pháp LIFO:

Giả sử một sản phẩm được thực hiện trong ba đợt trong năm. Các chi phí và số lượng của mỗi lô là:

Đợt 1: Số lượng 2.000 đơn vị, chi phí để sản xuất là $ 8000
Đợt 2: Số lượng 1500 đơn vị, chi phí để sản xuất là $ 7000
Đợt 3: Số lượng 1700 đơn vị, chi phí để sản xuất là $ 7700

Giả sử bạn bán được 4000 trong số 5200 đơn vị sản xuất  trong năm.


Sau đó tính toán các chi phí mỗi đơn vị trong mỗi lô hàng là:

Đợt 1: 8000/2000 = 4
Đợt 2: 7000/1500 = 4,667
Đợt 3: 7700/1700 = 4,529

Vì vậy, sử dụng LIFO đối với 4000 đơn vị đã bán:


1700 đơn vị đầu tiên được bán từ lô hàng sx đợt 3 có giá thành là $ 4,529 cho mỗi đơn vị

1500 đơn vị tiếp theo được bán ra từ lô hàng sx đợt 2 có giá thành là $ 4,667 cho mỗi đơn vị
800 đơn vị cuối cùng được bán từ lô hàng sx đợt 1 có giá thành là $ 4.
Tổng giá vốn hàng bán sẽ là: $ 17.899,8
Chi phí của 1200 đơn vị tồn kho được tính theo đơn giá lô hàng đầu tiên là $ 4 mỗi đơn vị. Vậy, giá trị hàng tồn kho tính theo LIFO sẽ là: 1200*4 = $ 4800. (thấp hơn so với $ 5.434,8 nếu tính giá trị tồn kho theo FIFO)


3. Sự khác biệt

Một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể qua tính toán giữa pp FIFO và LIFO có thể được nhìn thấy trong ví dụ trên:
- Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn. Trong trường hợp ngược lại theo phương pháp LIFO, giá vốn hàng bán cao hơn, kết quả thu nhập thấp hơn và các doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN ít hơn, tuy nhiên lợi nhuận cao hơn ở năm sau đó.
- Phương pháp LIFO có thể nặng về các yêu cầu lưu trữ hồ sơ so với pp FIFO. Điều này là do các hồ sơ liên quan đến hàng tồn kho cũ có thể được lưu giữ trong thời gian dài so với pp FIFO. 
- Một nhược điểm để LIFO là định giá hàng tồn kho có thể không đáng tin cậy khi hàng tồn kho là sp cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
- Mặc dù có một số vấn đề, song LIFO vẫn còn phổ biến với các công ty của Mỹ đối với 01 số ngành sản xuất và vì các khoản tiết kiệm thuế TNDN thông qua việc làm giảm thu nhập ròng do tính toán giá vốn hàng bán cao hơn.
- Sự khác biệt giữa tính toán theo FIFO và LIFO còn được gọi là dự trữ LIFO. Dự trữ LIFO là đại diện cho số tiền thu nhập đã được hoãn thuế thông qua việc sử dụng LIFO.

4. Cân nhắc

Hiện nay Mỹ và Nhật Bản là hai nước duy nhất còn sử dụng phương pháp LIFO. Doanh nghiệp châu Âu đã tìm thấy FIFO sự thuận lợi và coi nó như là một phương pháp chính xác hơn. Trong khi LIFO là một phương pháp kế toán được công nhận ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ( IASB) cũng không chấp nhận việc sử dụng LIFO. IASB đã xuất bản Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế, một tập hợp các chuẩn mực kế toán phát triển và trên đường trở thành một tiêu chuẩn quốc tế.
FIFO và LIFO là phương pháp kế toán được sử dụng để xác định giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho chưa bán được, và các giao dịch khác như việc mua lại cổ phiếu cần phải được báo cáo vào cuối niên độ kế toán. Pp LIFO ít phổ biến hơn và không được phép áp dụng theo tiêu chuẩn IFRS, tuy nhiên nó cho phép các doanh nghiệp xác định giá trị hàng tồn kho thấp hơn trong thời kỳ lạm phát.


So sánh biểu đồ:

FIFOLIFO
Là viết tắt của:Nhập trước- xuất trướcNhập sau - xuất trước
Hàng tồn kho chưa bán được là: Hàng hóa mua vào gần đây nhất.Hàng hoá mua vào lúc ban đầu.
Các hạn chế:GAAP hoặc IFRS không hạn chế sử dụng FIFO; cả hai cho phép sử dụng phương pháp kế toán nàyIFRS không cho phép sử dụng LIFO cho kế toán.
Ảnh hưởng khi lạm phát:Nếu giá tăng, các mặt hàng mua đầu tiên là rẻ hơn. Điều này làm giảm giá vốn hàng bán theo FIFO và làm tăng lợi nhuận. Do vậy việc nộp thuế thu nhập cũng lớn. Giá trị hàng tồn kho cũng cao hơn.Nếu giá tăng, sau đó các mặt hàng mua vào gần đây với giá đắt hơn.Điều này làm tăng chi phí vốn hàng bán theo LIFO và làm giảm lợi nhuận ròng. Do vậy, việc doanh nghiệp nộp thuế thu nhập sẽ thấp hơn. Giá trị hàng tồn kho cũng thấp.
Ảnh hưởng khi giảm phát:Với kịch bản lạm phát, lợi nhuận kế toán (và do đó thuế) thấp nếu sử dụng pp FIFO trong một thời kỳ giảm phát. Giá trị tồn kho hàng tồn kho sẽ thấp hơn.Ngược lại, sử dụng LIFO cho thời kỳ giảm phát kết quả là cả lợi nhuận kế toán và giá trị hàng tồn kho là cao hơn.
Hồ sơ lưuKể từ khi các mặt hàng lâu nhất được bán ra đầu tiên, số lượng hồ sơ phải duy trì ít.Kể từ khi các mặt hàng mới nhất được bán đầu tiên, còn các mặt hàng lâu đời nhất có thể vẫn còn  tồn kho trong nhiều năm. Điều này làm tăng số lượng hồ sơ phải được duy trì.
Biến động:Chỉ có các mục mới nhất vẫn còn trong hàng tồn kho và chi phí là gần đây. Do đó, không có sự gia tăng bất thường hoặc giảm giá vốn hàng bán.Hàng hóa từ nhiều năm trước đó có thể vẫn còn trong hàng tồn kho.Bán chúng có thể dẫn đến sự gia tăng bất thường hoặc giảm giá vốn hàng bán.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

ĐÁNH GIÁ NGHỀ NGHIỆP VỚI PHÂN TÍCH SWOT

Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên con đường nghề nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức). Bạn chỉ có thể thành công với công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa thế mạnh bản thân. Tương tự, khi biết rõ điểm yếu của mình, bạn có thể chủ động không để chúng ảnh hưởng đến công việc.

Tìm hiểu thêm về phân tích SWOT


Phân Tích SWOT

swots
Công cụ phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa đối với một doanh nghiệp. Chỉ ra một số nhầm lẫn phổ biến khi sử dụng.

Phân Tích SWOT Của Cty Vinamilk


1.Điểm Mạnh:

+ Thương hiệu mạnh , thị phần lớn (75%).
+ Mạng Lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh thành ).
+ Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh.
+ Dây chuyền sản xuất tiên tiến
+ Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt.
+ Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (150 chủng loại sản phẩm)
+ Quan hệ bền vững với các đối tác.
+ Đội ngủ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm


2. Điểm Yếu

+ Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước.
+ Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam.

3.Cơ Hội

+ Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa ( phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến 2020 )
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định (vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây dựng các nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp)
+ Gia nhập WTO : mở rộng thị trường , kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm.

4.Thách Thức

+ Nền kinh tế không ổn định ( lạm phát , khủng hoảng kinh tế .....)
+ Gia nhập WTO : xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
+ Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn.

Phân tích PEST trong doanh nghiệp


Tìm hiểu bức tranh toản cảnh về tác động của sự thay đổi. Nghiên cứu PESTLE, PESTEL, PESTLIED, STEEPLE và SLEPT là gì?

Phân tích PEST là gì?


Tìm hiểu “Bức tranh lớn” và những ảnh hưởng của sự thay đổi.

(Còn được gọi là phân tích PESTLE, PESTEL, PESTLIED,  STEEPLE và SLEPT)

Phân tích PEST và SWOT của một công ty


COCA COLA VIỆT NAM
A. PHÂN TÍCH PEST
Chính trị( Political foces)
- Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm đều có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh mới, chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ.

Phân Tích PEST Của Cty Vinamilk


1.Political (Thể chế- Luật pháp)    
  • Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt.
  • Nền chính trị ổn định thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
  • Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi ( phê duyệt 2000 tỷ đồng cho các dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Suy nghĩ lại về nghề nhân sự

Tháng 8/2005, tạp chí Fast Company đã đăng tải một bài báo gây sốc cho độc giả có tựa đề “Tại sao chúng ta ghét HR?” (Human resources - nghề quản lý nhân sự). Tác giả Keith Hammonds đưa ra bốn lý do:

Trắc nghiệm: Chiến thuật quản lý nhân sự.

bởi Tài Liệu Nghề Nhân Sự - Free vào 16 tháng 1 2013 lúc 16:21 ·
Các nhà quản lý có thể áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tạo ra ảnh hưởng lên những người khác. Để giúp bạn phát hiện mình thường áp dụng chiến thuật nào? Và để sử dụng hiệu quả những chiến thuật đó, bạn cần phải hiểu được bản chất của mỗi loại chiến thuật và phản ứng của người khác đối với chúng ra sao.

Lập website nội bộ bằng công cụ Google site


Website nội bộ - Nơi tổ chức và chia sẽ hệ thống tài liệu cho các thành viên của Công ty.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Việt Nam - Hình hài chữ S

Đồ án tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ Họa Ứng Dụng (Graphic Design) tại trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn (Saigon Technology University) của Dương Tố Đào 

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

KAIZEN là gì?


KAIZEN là cải tiến, cải thiện, là sự cải tiến không ngừng, nó có liên quan đến mọi người, nhà quản lý lẫn công nhân. KAIZEN là sửa chữa và làm tốt hơn một việc gì đó mà đã gây khó khăn cho con người. Triết lý của KAIZEN cho rằng: dù bất cứ nơi đâu – gia đình hay xã hội – đều cần được cải tiến liên tục.

Cải tiến hiện trường làm việc theo phong cách Nhật Bản: 5S


Sự phát triển của một quốc gia luôn gắn liền với phong trào nâng cao năng suất lao động . Người Nhật đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế là nhờ vào sự cải tiến,hợp lý hoá thường xuyên trong tổ chức công việc để nâng cao năng suất-chất lượng bằng phương pháp KAIZEN . Phong trào 5S là một trong những phương pháp được Người Nhật phát minh ra và năm 1986 Giáo sư Kazuo Tsuchiya lần đầu tiên giới thiệu vào Singapore, sau đó là Hungary,Trung quốc, An độ, Urugoay, Brasil, Thái lan, Costa Rica.

Tư vấn triển khai BSC & KPI


Mỗi chỉ số cốt yếu phải là các chỉ số có ảnh hưởng sâu sắc lên toàn bộ tổ chức, khuyến khích hành động kịp thời và liên kết được các hoạt động hàng ngày của nhân viên với các mục tiêu, Chiến lược của tổ chức. Các chỉ số cốt yếu của tổ chức phải thể hiện đầy đủ các yếu tố thành công then chốt, hướng theo các viễn cảnh và Chiến lược chung. Đồng thời phân tầng các chỉ số còn lại cho các cấp độ thích hợp. Nhưng tiến trình thực hiện nó như thế nào?

TQM -Quản lý chất lượng Toàn diện


Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi mua hoặc sử dụng các sản phẩm do các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, các sản phẩm “Made in Japan” luôn được xem là biểu tượng của chất lượng.Để đạt được các thành tựu vĩ đại như vậy các doanh nghiệp Nhật Bản luôn đặt chất lượng, hướng đến sự thỏa mãn khách hàng vào vị trí hàng đầu và kiên trì thực hiện chiến lược về chất lượng thông qua hệ thống quản lý TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện).

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

MBP - Quản trị theo quá trình


I.                 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MBP
1.      Khái niệm:
1.1.  Quá trình:
-        Định nghĩa 1: Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 (3.4.1), quá trình là tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra.
-        Định nghĩa 2: Ngắn gọn hơn, mọi hoạt động hay tập hợp hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Giới Thiệu Chung Về Phương Pháp Quản Trị MBO, MBP

MBO (Management By Objective) 


Là phương pháp quản trị, trong đó, mỗi thành viên, mỗi bộ phận luôn đề ra mục tiêu phấn đấu cho cá nhân, bộ phận mình và cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. MBO giúp cho vai trò và cơ cấu tổ chức của một công ty được phân định rõ, khuyến khích mọi người định hướng được công việc và theo đuổi mục tiêu đến cùng. MBO cũng giúp cho vai trò kiểm tra, theo dõi công việc đạt hiệu quả.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Đánh giá 360 Degree Feedback là gì?

Phản hồi 360 độ (360 Degree Feedback) là phương pháp đánh giá nhân viên thường ở cấp quản lý và lãnh đạo bằng cách thu thập dữ liệu về họ trong những tình huống làm việc thực tế và về những phẩm chất hoạt động mà họ thể hiện thông qua quá trình tổng hợp thông tin từ những người tiếp xúc với cá nhân được đánh giá (giám đốc điều hành, quản lý, người đồng cấp, khách hàng hay đối tác…), nói chung là bất cứ ai đáng tin cậy và biết rõ về công việc của cá nhân đó đều có thể tham gia vào quá trình đánh giá này.

Các phương pháp đánh giá công việc

Mỗi một phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng DN, các phương pháp áp dụng khác nhau sẽ cho hiệu quả lợi ích khác nhau.

Đánh giá thành tích công việc, một công cụ quản trị doanh nghiệp





Đánh giá thành tích công việc là gì và tiến hành nó như thế nào? Những quy trình, thủ tục nào, những nhân tố nào cấu thành hệ thống đánh giá thành tích công việc? Bài viết dưới đây nhằm khái quát về hệ thống đánh giá thành tích công việc trong doanh nghiệp (DN), một công cụ quản trị DN mà theo tác giả chưa được đánh giá cao trong các DN ở Việt Nam nói chung và DN Nhà nước nói riêng.

Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên (HR.PA)

I. GIỚI THIỆU
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên là một biện pháp được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi vấn đề cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu và yêu cầu trong công việc.

Giới thiệu 5S



THỰC HÀNH GIỮ GÌN NHÀ XƯỞNG GỌN GÀNG NGĂN NẮP
Chào mừng các bạn đến với chương trình 5S:
Hãy thực hiện chương trình 5S ở nơi làm việc của bạn.  Hãy tạo ra một nơi làm có ích cho chúng ta

THẢO LUẬN 5 S VỀ NƠI LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TA


TRƯỜNG HỢP 1: Ở chổ chúng tôi, mọi người quăng đồ đạc khắp nơi và không ai sắp xếp quét dọn cả.


Thực hành tốt 5S

I. Giới thiệu về 5S
5S là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tên gọi của 5S xuất phát từ những chữ cái S trong tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Sheiketsu và Shitsuke, tạm dịch sang tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch Sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng. Mục đích của 5S là tạo nên và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc từ khu vực văn phòng, nơi sản xuất, kho hàng, nguyên vật liệu hay các vị trí xung quanh như sân bãi, chỗ để xe ... Vì liên quan đến mọi vị trí địa lý trong một tổ chức nên 5S đòi hỏi sự cam kết, nhận thức và sự tham gia của tất cả mọi người từ lãnh đạo cho tới người công nhân. 5S là hoạt động dành cho tất cả mọi người và không loại trừ bất kì ai trong Công ty. Là một công cụ mang tính nền tảng căn bản, 5S được diễn giải như sau:

Hỏi đáp về 5S

78-5s-kaizenRất nhiều khi “chân lý” nằm ở chỗ hết sức đơn giản, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp sếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng – nghĩa của phương pháp 5S Nhật Bản đơn giản với đúng bản chất tên gọi của chúng (Sàng lọc: loại ra những vật dụng không cần thiết, Sắp sếp: mọi vật đều được để ở một chỗ nhất định, Sạch sẽ: luôn luôn giữ sạch sẽ vị trí làm việc, Săn sóc: Duy trì thường xuyên những việc đã làm tốt, Sẵn sàng: Mọi người luôn thực hiện công việc với ý thức tự giác).

Chỉ số đo mức độ hiệu quả của TPM (OEE và TEEP)

Các chỉ số đo hiệu quả hoạt động của máy móc: 

1. Mức hữu dụng (Availability) - lượng thời gian một thiết bị có thể hoạt động tối đa sau khi đã trừ đi thời gian dừng máy bắt buộc;
Công thức:  

Mức hữu dụng = (tổng số thời gian sản xuất có thể - thời gian chết) × 100) / (tổng số thời gian sản xuất có thể)

TPM cơ bản

TPM bản (Basic TPM) là gì?TPM bản là giai đoạn đầu tiên trong chương trình tự bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt động trong TPM.
Các hoạt động TPM bản tập trung chủ yếu vào việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn vệ sinh, tra dầu, siết ốc cho thiết bị nhằm khôi phục các bộ phận xuống cấp, hư hỏng trong thiết bị. 
Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người vận hành nhằm đạt được sự tự giác trong quản lý thiết bị (hay còn gọi là tự bảo dưỡng)

Tìm hiểu về TPM - Bảo trì năng suất toàn diện



1. TPM là gì?
TPM viết tắt của Total Productive Maintenaince tạm gọi là Bảo trì Năng suất toàn diện.
Việc thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Suy nghĩ trách nhiệm của tôi (công nhân vận hành thiết bị) là vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh (công nhân bảo trì) là sửa chữa thiết bị, được thay bằng tôi và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta, nhà máy của chúng ta, tương lai của chúng ta

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Quản trị là gì



Quản trị là những cách thức, những thủ đoạn để đưa một tổ chức với những nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó.

MỤC TIÊU LÀ NỀN TẢNG CỦA HOẠCH ĐỊNH

Mỗi chức năng của quản trị đều hướng về mục tiêu, nhưng chức năng hoạch định giữ vai trò chủ đạo, do đó mục tiêu là nền tảng của hoạch định

Phương pháp quản lý theo mục tiêu trong doanh nghiệp

Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives – MBO) phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, từ quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Time – MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.

MBO – Quản trị theo mục tiêu

Quản trị theo mục tiêu – MBO (Management By Objectives) tức là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó so sánh và hướng hoạt động của họ vào việc thực hiện và đạt đuợc các mục tiêu đã được thiết lập. Mục đích của MBO là gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức bằng việc đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua các mục tiêu của nhân viên trong toàn bộ tổ chức. Lý tưởng là các nhân viên nhận được các dữ liệu đầu vào đủ để xác định các mục tiêu của họ, thời gian phải hoàn thành

CSFs và KPIs là gì?


CSFs và KPIs được khởi xướng bởi D. Ronald Daniel và Jack F. Rockart. Chúng được sử dụng để xác định và đo lường các mục tiêu của một tổ chức.

Vai trò của quản lý chi phí chất lượng trong bối cảnh suy giảm kinh tế

 “Chi phí chất lượng” là gì và nó nằm ở đâu trong hoạt động của một doanh nghiệp. Chi phí này có vai trò và tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ theo nguyên tắc nào và cần được quản lý ra sao trong hệ thống quản trị của tổ chức.

Quản tri chi phí trong doanh nghiệp



­ Quản trị chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường.

Bài đăng nổi bật

08 quy tắc vàng của hệ thống chất lượng

English Vietnamese The Eight Principles of Quality Management Preface: Quality management is becoming increasing...