Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Làm chủ BSC chỉ trong 5 phút

Aleksey Savkin là người sáng lập của AKS-Labs, nhà cung cấp các phần mềm thiết kế BSC và các công cụ cho các kỹ sư phần mềm. Lĩnh vực chuyên môn của Ông là Balanced Scorecard , KPIs, quản lý hoạt động kinh doanh, phát triển thông tin-kinh doanh và tiếp thị. Aleksey là tác giả của một số bài báo và sách về Balanced Scorecard. Ông tham gia điều hành hội thảo Balanced Scorecard trong các trường kinh doanh tại Moscow (MBS).



Một số nhân viên bán hàng đã làm chủ được việc sử dụng Balanced Scorecard. Họ đã trải nghiệm và có một sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực kinh doanh của họ, ví dụ như: ai là khách hàng của họ? những gì họ cần phải làm để tiếp cận khách hàng? những gì là cần thiết để cải thiện kỹ năng của họ? và những gì mà công nghệ của họ phải thực hiện để đáp ứng một cách nhanh nhất. 

Thẻ điểm cân bằng giúp và cho phép nhân viên bán hàng giải thích về lợi ích sản phẩm cho một khách hàng nào đó của công ty.

Balanced Scorecard không phải là một viên thuốc kỳ diệu giúp cho sự bùng nổ doanh số bán hàng, nhưng nó có thể giúp cho bạn và nhân viên của bạn phát triển một tầm nhìn chiến lược. Kết quả là bạn sẽ giải quyết vấn đề và cho hiệu suất tốt hơn.

Bài viết này sẽ chỉ mất năm phút để giải thích chi tiết về ý tưởng kinh doanh giúp bạn phát triển một bảng điểm cân bằng một cách tập trung và thành công nhất.


1. Balanced Scorecard là gì?

Nó là một khái niệm quản lý hoạt động kinh doanh. Lưu ý rằng: nó là quản lý chứ không chỉ là một khuôn khổ của đo lường. BSC là kết quả của các nghiên cứu của hai giáo sư Đại học Harvard Kaplan và Norton công bố trên Harvard Business Review vào những năm 90.

2. Một số thách thức liên kết nào với một bảng điểm cân bằng? 

Trong một số khảo sát, người ta cho rằng 95% nhân viên không hiểu biết chiến lược của công ty và kết quả là có 90% công ty không thực hiện thành công chiến lược của họ. BSC sẽ giúp:
  • 42% các công ty được phỏng vấn cho rằng BSC rất hữu ích. Hơn nữa, khoảng 80% cho rằng có sự cải thiện rõ rệt trong hiệu suất hoạt động khi áp dụg BSC.
  • 50% trong số 1000 công ty lớn sử dụng BSC và khoảng 70% doanh nghiệp đã thực hiện nó.

3. Vậy mục tiêu và trọng tâm của Balanced Scorecard là gì?

Để có được một cái nhìn cân bằng của doanh nghiệp không chỉ tập trung về tài chính, mà cả về giáo dục và phát triển, quy trình nội bộ và khách hàng.
Mục tiêu của Balanced Scorecard là liên kết các chiến lược để hành động hiệu quả.

4. Làm thế nào để thực hiện một bảng điểm cân bằng?

Hãy bắt đầu với mục tiêu chiến lược, bao gồm các mục tiêu và các mức độ ưu tiên. Nhóm và liên kết các mục tiêu nầy lại với nhau trên một trang giấy duy nhất. Bây giờ, bạn có một bản đồ chiến lược! 
Hãy chắc chắn rằng bạn có một mục tiêu chiến lược cho mỗi quan điểm đề cập ở trên.
Liên kết tất cả các mục tiêu chiến lược và kế hoạch hành động của bạn; chỉ định các KPIs (được gọi là chỉ số đo lường hiệu suất : Key Performance Indicator). 
Một khi đã có BSC cho cấp lãnh đạo cao nhất, bạn cần phải giao nó xuống tận đến các phòng ban thành các BSC cấp phòng ban. BSC trong quá trình này được gọi là "phân tầng" (cascading).

5. Vậy các yếu tố thành công chính là gì?

Thực hiện theo các quy tắc đơn giản để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang có một hệ thống quản lý kinh doanh để cải thiện hiệu suất.
Liên quan đến nhân viên của bạn trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là kế hoạch hành động và các tiêu chí đo lường (KPIs). Nếu BSC chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo, nó sẽ không giúp gì nhiều trong việc chuyển hoá các chiến lược thành hành động.

6. Kiểm tra, thử nghiệm BSC của bạn. 

Thường xuyên xem xét BSC của bạn, loại bỏ những KPIs mà không ai sử dụng và bổ sung thêm KPI's hữu ích, các mục tiêu mà bạn phải đối mặt với sự phức tạp. Kiểm tra người sử dụng BSC qua công việc hàng ngày của họ.

Khi Balanced Scorecard được thực hiện, bạn yêu cầu nhân viên bằng một câu hỏi kỳ diệu: "Tại sao bạn làm được những gì mà bạn đang làm bây giờ?" Nếu một nhân viên bắt đầu giải thích hoặc nói lên sự hiểu biết của mình trong chiến lược của công ty, thì bạn đã đi đúng hướng rồi đấy, chúc bạn thành công./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

08 quy tắc vàng của hệ thống chất lượng

English Vietnamese The Eight Principles of Quality Management Preface: Quality management is becoming increasing...